0

Hướng dẫn nhận biết sự cố khi sử dụng điều hòa Electrolux

02:05 04/05/2021

Đa số người dùng đều không hiểu nhiều về cách sử dụng điều hòa Electrolux, nên có thể vì một lý do đơn giản nào đó như bấm nhầm nút dẫn đến máy hoạt động không bình thường, kêu to, người sử dụng không biết cách khắc phục, lâu dần dẫn đến hư hỏng nặng hơn.

Với những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế sau, chuyên gia sửa chữa điều hòa Electrolux sẽ hướng dẫn sử dụng điều khiển điều hòa Electrolux, hi vọng sẽ giúp người sử dụng có thể tự chẩn đoán một số sự cố bằng trực quan (nhìn, nghe, sờ, ngửi…) trước khi gọi đến các Trung tâm bảo hành Electrolux tại Hà Nội. Tuy vậy sẽ có một số trường hợp không thể chẩn đoán bằng trực quan mà cần phải có thiết bị và nhân viên kinh nghiệm để kiểm tra.

Vì lý do an toàn, chúng tôi không khuyến khích người sử dụng tự sửa điều hòa Electrolux, trừ các trường hợp như điều chỉnh remote hoặc kiểm tra đóng mở CB nguồn.

Cách nhận biết sự cố và cách sử dụng điều hòa Electrolux tại nhà

1. Điều hòa mất nguồn – Hiện tượng : khi mở CB hoặc cầu dao mà không nghe tiếng “bíp” trên dàn lạnh. – Nguyên nhân & cách xử lý:   + Hở mạch: kiểm tra nguồn vào tại CB, cầu dao, chỗ đấu dây trên dàn lạnh có bị hở không   + CB hư: CB bị nóng hoặc gạt lên gạt xuống lúc có điện lúc không, trường hợp này nên thay CB mới với dòng cắt tương đương CB cũ   + Hư board điều khiển trên dàn lạnh: Bạn nên gọi ngay nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra.

2. Remote bấm không có tác dụng – Hiện tượng: Khi hướng remote về board nhận tín hiệu trên dàn lạnh và bấm các nút điều khiển mà không nghe tín hiệu hồi đáp – Nguyên nhân & cách xử lý:   + Pin yếu hoặc hết pin: thay pin mới   + Remote hư: sử dụng remote cùng loại khác để kiểm tra   + Board nhận tín hiệu trên dàn lạnh hư: thay cảm biến hồng ngoại hoặc thay board

3. Gió thổi ra khỏi dàn lạnh có mùi hôi – Nguyên nhân & cách xử lý:   + Có mùi hôi nấm mốc: do lâu ngày không sử dụng nên có nấm mốc trong dàn lạnh. Máy chạy khoảng một chút sẽ hết mùi hôi. Nên vệ sinh máy vì nấm mốc không tốt cho sức khỏe.   + Có mùi hôi nhà vệ sinh: do ống nước xả dàn lạnh nối trực tiếp với hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh hoặc hố gas mà không có bẫy hơi, mùi hôi trong ống xả hoặc hố gas đi ngược vào dàn lạnh gây hôi.   + Có mùi hắc của gas: dàn lạnh bị xì gas. Trường hợp này nên tắt máy và mở cửa phòng và quạt hút cho thông thoáng. Gas lạnh ở nồng độ cao sẽ gây choáng hoặc bất tỉnh nếu hít phải.

4. Các sự cố về dàn lạnh – Hiện tượng: Dàn lạnh bị chảu nước, vỏ dàn lạnh bị động sương, gió thổi ra ở dạng sương hoặc thổi ra giọt nước, dàn lạnh bị đóng tuyết – Nguyên nhân & cách xử lý: Đa số các trường hợp này là do dàn lạnh bị dơ, cần phải vệ sinh.   + Nếu dàn lạnh bị chảy nước nhiều: ống nước xả bị nghẹt hoặc bị sút   + Nếu dàn lạnh thổi ra giọt nước: dàn lạnh quá dơ. Trong một số trường hợp là do lỗi nhà sản xuất, các dàn lạnh này có một số khe hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài.   + Dàn lạnh bị đóng tuyết: quạt dàn lạnh không quay hoặc quay chậm. Nên sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư máy nén (block)

5. điều hòa không lạnh – Nguyên nhân :   + Chỉnh chế độ hoạt động trên remote không đúng: kiểm tra trên remote đã chỉnh đúng chế độ (mode) Cool hoặc Auto không, nếu không thì chỉnh lại. Các chế độ Dry, Fan, Heat đều không làm lạnh. Một số trường hợp bật chế độ Timer cũng có thể không lạnh. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo máy để sử dụng máy đúng cách.   + Xì hết gas: kiểm tra vô cùng dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh (khi máy lạnh hoạt động tốt, cả 2 ống đều có nhiệt độ gần bằng nhau khoảng 5-7oC, nhìn bằng mắt 2 ống đều bị ướt). Gió thổi ra dàn nóng không nóng.   + Quạt dàn nóng bị sự cố: theo dõi khoảnh 10-20 phút không thấy quạt dàn nóng quay hoặc quay chậm hơn bình thường. Khi quạt dàn nóng không quay hoặc quay chậm, máy nén (block) sẽ chạy và ngưng bất thường (lắng nghe tiếng máy nén chạy)   + Máy nén (block) bị sự cố: quạt dàn nóng quay nhưng máy nén không chạy (không nghe tiếng máy nén chạy)   + Board điều khiển trên dàn lạnh hư.   + Trường hợp máy lúc lạnh lúc không là do chỉnh remote ở chế độ Dry hoặc sự cố ở dàn nóng hoặc bị thiếu gas.

– Trong tất cả các trường hợp này, người sử dụng nên tắt điều hòa và gọi ngay nhân viên kỹ thuật đến sửa, không nên cho máy chạy tiếp vì sẽ dẫn tới hư máy nén.

6. Điều hòa kém lạnh – Bị thiếu gas: quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, ống nhỏ bị bám tuyết, ống lớn không ướt nếu sờ vào không lạnh lắm. Gió thổi ra dàn nóng không nóng lắm. – Dàn lạnh và dàn nóng bị dơ. – Máy không đủ công suất do lắp vào phòng quá lớn (máy 9000 BTU chỉ có thể làm lạnh cho phòng sinh hoạt gia đình tối đa 45m3 ở nhiệt độ khoảng 24-25 độ C)

Trên đây là 6 sự cố mà mọi người thường hay bị, hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp chúng ta hiểu và biết thêm về cách sử dụng điều hòa Electrolux để sử dụng điều hòa được bền hơn.

Tin mới nhất
Exit mobile version